Nhộn nhịp Chợ phiên Sa Thầy |
12/26/2019 12:00:00 AM |
Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, chợ phiên huyện Sa Thầy được tổ chức họp vào sáng chủ nhật hàng tuần đã trở thành nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Không chỉ vậy, tận dụng nét đặc trưng của chợ phiên, việc giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực đã được nhiều địa phương tận dụng hiệu quả, tạo đà cho việc phát triển kinh tế, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản. |
Như thường lệ, cứ đến chủ nhật hàng tuần bà Nguyễn Thị Đạt, làng Răk, xã Ya Xiêr lại tất bật hòa cùng không khí nhộn nhịp của chợ phiên Sa Thầy để bán sản phẩm mây tre đan do chính gia đình làm ra. Chọn cho mình chỗ ưng ý nhất, vừa sắp xếp những chiếc rổ, rá, bà Đạt chia sẻ: Gia đình tôi có truyền thống làm rổ rá từ mây tre, vào Sa Thầy lập nghiệp chúng tôi vẫn giữ nghề này. Những ngày trong tuần bận rộn với việc gia đình, chỉ có cuối tuần tôi mới có thời gian để đi chợ, vừa có thêm thu nhập, mà mình đi chợ để nhớ về nét đẹp truyền thống của chợ vùng thôn quê. Bà Nguyễn Thị Đạt, làng Răk, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy vui vẻ cho biết: Chợ phiên đã mang lại lợi ích cho chúng tôi, chúng tôi bán được những sản phẩm cho gia đình chúng tôi thêm thu nhập, giúp ích cho cuộc sống của vợ chồng già chúng tôi. Chợ phiên đã giúp chúng tôi được gặp nhau vui vẻ, bán hàng thuận lợi.
Mới sáng sớm, cả một góc vùng thôn 1, thị trấn đã nhộn nhịp tiếng cười nói, tiếng mời chào hàng mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng thân thương của người dân nơi đây. Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, chợ phiên huyện Sa Thầy được tổ chức vào chủ nhật hàng tuần đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi về đường giao thông, trên đường Cù Chính Lan, khu quy hoạch dân cư thôn 1, Thị trấn Sa Thầy chợ phiên huyện đã trở thành hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp cuối tuần. Từ mớ rau, con gà, quả trứng, vật nuôi như chó, mèo, gà đến những mặt hàng gia dụng như cái rổ, cái rá, cái chổi….do chính người dân làm ra được mang đến đây mua bán, trao đổi. Bên cạnh đó, là những quầy bán hàng ăn, nước giải khát mang hương vị đặc sản của từng vùng miền. Từ khi thành lập chợ đến nay, người dân tại các địa phương trong huyện đã tận dụng lợi thế của chợ phiên để mang những mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn để bày bán, giới thiệu sản phẩm.
Ông Mai Nhữ Nam, Chủ tịch UBND xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy cho biết: Xã chúng tôi chọn sản phẩm cá tôm lòng hồ, đinh lăng để đăng ký mỗi xã một sản phẩm trong năm 2020; trong đó có sản phẩm cá bống khô, tôm khô, chúng tôi tranh thủ chợ phiên để giúp người dân quảng bá, giới thiệu sản phẩm Đối với xã đã tuyên truyền, vận động bà con biết được hình thức hàng tuần chủ nhật huyện tổ chức chợ phiên cho tất cả bà con, đặc biệt là bà con ĐBDTTS.Phiên chợ này thứ nhất để sản phẩm của bà con được đem ra bán, đảm bảo cung cầu giá, sản phẩm của bà con làm ra bán được từ đó bà con nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập. Cùng với việc cung cấp một lượng lớn thực phẩm đa dạng, phong phú, chợ phiên còn là nơi trao đổi, mua bán, quảng bá những sản phẩm dược liệu có nguồn gốc trên địa bàn. Huyện đã ưu tiên địa điểm cho các tổ hợp tác, hộ dân về mặt bằng để trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Chị Lê Thị Hoàng Ly, thôn 3, Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy chia sẻ với chúng tôi: Từ khi có chợ phiên tôi tập trung bán dược liệu, ví dụ như bột nghệ nhà tự làm ra để giới thiệu sản phẩm của địa phương. Ngoài dược liệu, tôi bán thêm rau, củ, quả nhà sản xuất ra. Có chợ phiên tạo điều kiện cho tôi biết bán và giao lưu, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Không dừng lại ở những mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương mà Chợ phiên còn là sự đa dạng của các loại mặt hàng từ nhiều vùng miền hội tụ. Đây là một trong những yếu tố góp phần để Chợ phiên Sa Thầy trở nên sôi động hơn. Đến nay, Chợ phiên đã thu hút gần 160 hộ dân, tiểu thương tham gia kinh doanh, buôn bán. Để phát huy hiệu quả của Chợ phiên, huyện Sa Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, hỗ trợ ô dù, kệ để hàng; hệ thống điện, nước cho các hộ tham gia kinh doanh. Đồng thời tiếp tục vận động các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp, và nhân dân tham gia trao đổi, mua bán. Từ việc xây dựng chợ phiên, đã góp phần thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển, đặc biệt là giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển, nơi đây còn là địa điểm để người dân giao lưu học hỏi, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa đa sắc thái của nhiều vùng miền trên “phố núi” vùng biên Sa Thầy.
|
Trang Nhung - Thanh Huyền |
Số lượt xem:3516 |
Bài viết liên quan: |
Huyện Sa Thầy triển khai các giải pháp cấp bách ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi tại xã Hơ Moong |
Hiệu quả kinh tế từ công trình thủy lợi làng Lung |
Trồng cây Đinh Lăng -Triển vọng phát triển kinh tế ở xã Hơ Moong |
Thăm quan mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
Sa Thầy tập huấn hướng dẫn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác |
Hội nghị tổng kết hoạt động Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội huyện Sa Thầy năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 |
Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở một số địa phương của tỉnh Hà Tĩnh |
Sa Thầy nỗ lực phấn đấu giảm nghèo bền vững nhất là giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số |
Huyện Sa Thầy tổ chức ra mắt mô hình làng phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn mới |
Thí điểm thành công mô hình trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước |
Trang chủ | Đăng nhập |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆU TỬ HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM |
Cơ quan chủ quản : Văn phòng HĐND-UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. |
Địa chỉ: Thôn 2 thị trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum; Điện thoại: 02603821103, Email: ubnd.st@kontum.gov.vn. |
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Minh Thuận - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Sa Thầy. |
Bản quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy. |
Phát triển: TNC |