Thứ 5, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
THÔNG TIN KINH TẾ - THỊ TRƯỜNG
Trồng cây Đinh Lăng -Triển vọng phát triển kinh tế ở xã Hơ Moong
6/14/2019 12:00:00 AM     
Với mục tiêu khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân. Thực hiện Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển hướng sản xuất, vừa chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong việc cung cấp, bao tiêu sản phẩm... từ đó mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bà con nông dân trên địa bàn.
Trồng cây Đinh Lăng -Triển vọng phát triển kinh tế ở xã Hơ Moong
(Mô hình trồng cây dược liệu Đinh Lăng)

       Hơn 10 năm lập nghiệp ở thôn Tân Sang, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, anh Ngô Đức Huỳnh luôn trăn trở tìm tòi giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên để đưa vào sản xuất. Và rồi năm 2018, khi biết tin địa phương có chủ trương vận động nhân dân trồng Đinh lăng theo Đề án phát triển cây dược liệu của tỉnh, cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, anh Huỳnh đã mạnh dạn đầu tư trồng 2.000 gốc Đinh lăng. Sau 1 năm xuống giống, vườn cây phát triển xanh tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng. Nhiều gốc Đinh lăng đã phát triển được 5-7 chồi, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình anh: “ Tôi thấy Đinh lăng là loại cây dược liệu dễ trồng, ít tốn diện tích, có thể trồng xen với các loại cây khác để tránh rủi ro và đem lại hiệu quả kinh tế nên được tôi lựa chọn…”- anh Huỳnh tâm sự.

      Ông Phạm Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Hơ Moong cho biết: ngay khi Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành, xã Hơ Moong đã xác định lựa chọn Đinh lăng là cây dược liệu chủ lực trong cơ cấu SX của địa phương. Vì vậy, cùng với việc vận động nhân dân mở rộng diện tích, địa phương cũng đề nghị tỉnh và huyện quan tâm hỗ trợ SX. Đồng thời kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, tạo mối liên kết trong SX, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Đinh lăng cho bà con nông dân. Cuối tháng 5 vừa qua, Liên hiệp HTX nông, công nghiệp xanh Kon Tum đã thực hiện ký hợp đồng với địa phương trong việc cung ứng cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi liên kết, tạo điều kiện để người dân yên tâm mở rộng diện tích Đinh lăng. Ông Việt chia sẻ:“Năm 2018 xã đã vận động nhân dân trồng được 10 ha Đinh lăng, và năm 2019 này được sự giúp đỡ của HTX nông công nghiệp Xanh Kon Tum, địa phương sẽ trồng thêm 10 ha Đinh lăng nữa, phấn đấu trở thành vùng trọng điểm cây dược liệu của huyện”. Còn anh Ngô Đức Huỳnh, thôn Tân Sang rất vui khi khi biết tin HTX nông công nghiệp Xanh Kon Tum hợp đồng cung ứng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho Đinh lăng, giúp người nông dân yên tâm mở rộng sản xuất.   

       Hơ Moong là một xã đặc biệt khó khăn của huyện. Toàn xã có 1.450 hộ, hơn 6.500 khẩu, với trên 90% là người DTTS. Đất chật, người đông là áp lực lớn đối với địa phương trong việc phát triển kinh tế vốn chỉ dựa vào nông nghiệp - nhất là khi NQ của Đảng bộ huyện đặt ra đến năm 2020 đưa Hơ Moong thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy việc phát triển cây dược liệu Đinh lăng là một sự lựa chọn mở ra một hướng mới trong SX nông nghiệp, vừa tạo ra việc làm có thu nhập cao cho người dân, vừa chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang SX hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, bền vững, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân; đồng thời thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế, xã hội được tỉnh xác định. Để phát huy hiệu quả, ngoài việc qui hoạch vùng, tuyển chọn mô hình phù hợp; lựa chọn đối tượng là những hộ có tâm huyết tham gia thì việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân có vai trò rất quan trọng. Theo đó mỗi hộ, nhất là đồng bào DTTS tham gia mô hình được bố trí cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi,  hướng dẫn người dân thực hiện đúng yêu cầu để đem lại kết quả cao nhất. Anh A Duy, một hộ dân thôn Đăk Wơt Yôp cho biết: “Năm ngoái nhà nước hỗ trợ gia đình tôi trồng cây Đinh lăng, bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng được địa phương giúp đỡ nay phát triển rất tốt, tôi hy vọng cây Đinh lăng sẽ giúp gia đình tôi xóa đói giảm nghèo, tôi cảm ơn nhà nước rất nhiều”.

             

(Lãnh đạo xã Hơ Moong kiểm tra mô hình trồng Đinh lăng)

       Theo chính quyền địa phương: để phát triển vùng cây dược liệu Đinh lăng, trong thời gian tới công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào SX sẽ tiếp tục được địa phương quan tâm đẩy mạnh theo hướng chuyên sâu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn nữa cho người nông dân. Theo đó sẽ chú trọng thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân. Tiếp tục định hướng cho bà con mở rộng quy mô SX; đồng thời, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Công tác phối hợp, gắn kết giữa các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở sẽ được tăng cường để xây dựng và thực hiện thành công dự án phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt sẽ ưu tiên đầu tư phát triển mô hình và chuyển giao kỹ thuật SX cho các hộ là người DTTS, một số mô hình  theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đưa Hơ Moong trở thành vùng trọng điểm của huyện về dược liệu, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS. ông Phạm Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Để nâng cao hiệu quả SX cây Đinh lăng trong thời gian tới, vấn đề cốt lõi là người dân phải nắm bắt được khoa học kỹ thuật, có hiểu biết về giá trị kinh tế của cây trồng, từ đó chủ động hoàn thành chỉ tiêu trồng 10 ha Đinh lăng trong năm nay”.

       Việc phát triển cây dược liệu Đinh lăng ở xã Hơ Moong đang là hướng đi vững chắc nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương. Đây là tín hiệu lạc quan để nghề trồng cây dược liệu ngày càng phát triển, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế cho người dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn. 

 

Văn Dũng - Thanh Huyền  
Số lượt xem:2313
Bài viết liên quan:
Icon  Hiệu quả kinh tế từ công trình thủy lợi làng Lung
Icon  Thăm quan mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Icon  Sa Thầy tập huấn hướng dẫn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác
Icon  Hội nghị tổng kết hoạt động Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội huyện Sa Thầy năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019
Icon  Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở một số địa phương của tỉnh Hà Tĩnh
Icon  Sa Thầy nỗ lực phấn đấu giảm nghèo bền vững nhất là giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
Icon  Huyện Sa Thầy tổ chức ra mắt mô hình làng phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn mới
Icon  Thí điểm thành công mô hình trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước
Icon  Họp triển khai công tác giảm nghèo, KH giao chỉ tiêu BHYT và công tác hỗ trợ nhà ở năm 2018
Icon  Tổng kết công tác thu ngân sách năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018
THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
THÔNG TIN CHUNG
HÌNH ẢNH
VIDEO
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Trang chủ        |      Đăng nhập      
TRANG THÔNG TIN ĐIỆU TỬ HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản : Văn phòng HĐND-UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
    Địa chỉ: Thôn 2 thị trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum; Điện thoại: 02603821103, Email: ubnd.st@kontum.gov.vn.
    Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Minh Thuận - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Sa Thầy.
    Bản quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phát triển: TNC