Theo đó, qua khảo sát của ngành chuyên môn, với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thì huyện ta rất thích hợp trồng cây bạch đàn cao sản. Cây bạch đàn cao sản hay còn gọi là Bạch Đàn Lai, được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Độ cao: Từ 500 – 800 m so với mặt nước biển, độ dốc dưới 30% , Bạch đàn có khả năng chịu hạn, có nhu cầu về chất dinh dưỡng khoáng không cao, có thể trồng trên các lập địa xấu, vùng đất đồi núi trọc. Sinh trưởng tốt trên đất sâu ẩm, tầng đất dày như các loại bãi bồi, đất dốc tụ chân đồi… Là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, nên Bạch Đàn được coi là một trong những loài cây đáp ứng được khí hậu, thổ nhưởng của huyện.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận và đưa ra các ý kiến, giải pháp trong việc chuyển đổi trồng cây lâm nghiệp trên đất trống, đồi núi trọc, đất canh tác cây hàng năm bạc màu sang trồng cây bạch đàn cao sản tại các xã, thị trấn. Phát biểu tại hội nghị đồng chí Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Việc chuyển đổi trồng cây lâm nghiệp trên đất trống, đồi núi trọc, đất canh tác cây hàng năm bạc màu nhằm góp phần giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định và lâu dài. Giúp cải thiện môi trường sống, phủ xanh đất trống đồi trọc, là mô hình phát triển kinh tế bền vững của địa phương đồng chí đề nghị: UBND các xã, thị trấn cần rà soát lại diện tích có khả năng trồng bạch đàn cao sản; tích cực vận động nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ ĐBDTTS tham gia mô hình; nâng cao trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc tuyên truyền ý nghĩa, mục đích về việc chuyển đổi trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn tới người dân. Giao Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hoàn chỉnh đề án để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt…
|