Thứ 5, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
ĐẤT VÀ NGƯỜI SA THẦY
Chư Mom Ray- Mùa Đót trổ bông
2/6/2017 12:00:00 AM     
Chẳng rực rỡ vàng như Dã quỳ hoang dại. Không giống Pơ lang cháy đỏ một khoảng trời. Bông Đót giản dị, rạp mình tránh những cơn gió mùa khô. Tháng Chạp mùa Đót đơm bông, mang theo về sự hào phóng của núi rừng cho muôn nẻo mưu sinh.

Khi những cành Mai bắt đầu trút lá vàng báo hiệu mùa Xuân sắp về, cũng là lúc cây Đót vào mùa trổ bông. Người dân địa phương thường gọi tên là cây chổi Đót. Nhưng thật ra chúng là một loài hoa, dẫu không sặc sỡ, nhưng cũng đủ để xao xuyến những tâm hồn say vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên. Những bông Đót mịn màng e ấp, ngỡ ngàng rồi vụt vươn cao trong nắng, khoe những chiếc cổ bông trắng tròn, nõn nà óng ánh. Chúng đồng loạt nghiêng mình như một đội quân mỗi lúc gió tràn qua. Mùa bông Đót kéo dài từ tháng mười hai đến giữa tháng hai năm sau, nhưng việc hái Đót chủ yếu trong tháng Chạp. Thời điểm này bông Đót vào kỳ bánh tẻ, màu còn xanh sẫm chưa chuyển bạc và đạt độ dẻo bền cao nhất.

(Việc thu hái Đót đã mang lại sinh kế cho không ít người dân)


Làng Ba Rgôc, xã Sa Sơn nằm nép mình ngay sát chân dãy núi Chư Mom Ray hùng vĩ. Mặc dù chỉ cách trung tâm thị trấn Sa Thầy gần 5 ki lô mét, nhưng hình như không khí tất bật của những ngày giáp tết chưa về đến nơi đây. Làn khói trắng bảng lảng từ những mái nhà nhẹ lan trong sương sớm, cùng với tiếng gà rừng gáy muộn càng gợi nên vẻ thanh bình. Thời điểm này đang vào mùa hái bông Đót nên nhà nào cũng tranh thủ dậy sớm, không ai muốn bỏ lỡ công việc hấp dẫn này trong lúc mùa vụ đã nông nhàn. Vì vậy ngay từ mờ sáng, đã có những tốp người xuất hiện trên đường làng, rủ nhau vào rừng lấy bông Đót. Không chỉ dân trong làng Ba Rgôc, cứ mỗi năm mùa Đót trổ bông, nhiều người ở thị trấn Sa Thầy và các xã lân cận cũng tụ tập về đây để trực tiếp đi lấy hoặc thu mua bông Đót.
Theo chân một nhóm người dân từ thị trấn Sa Thầy lên đây lấy bông Đót, chúng tôi thực hiện chuyến "dã ngoại" vào rừng. Đi xe máy chừng gần 15 phút, sau đó để xe lại ven đường, men lối mòn vào vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray chừng gần 30 phút đi bộ, bất chợt gặp một thung lũng nhỏ, bạt ngàn bông Đót đung đưa mềm mại trong gió nhẹ ban mai. Dừng ở đây thôi! Anh Nguyễn Đức Chinh, người đứng tuổi nhất trong nhóm chỉ xuống triền khe núi rồi nói tiếp: "Mình lấy xong vạt Đót này đến trưa là vừa rồi". Vẻ nhanh nhẹn và thành thạo của một người quen đi rừng, thoắt đã tiếp cận bãi bông Đót. Trước đó, trong câu chuyện dọc đường đi với chúng tôi, anh luôn khẳng định mình là người đã sống bằng "nghề" này từ bé, thật quả chẳng hổ danh. Việc lấy Đót cũng không mấy khó khăn, người ta thường vít thân của nó, tước bỏ hết phần bẹ lá đến mắt lóng đầu tiên. Nhưng phải cẩn thận không làm gãy cuống bông, vì đây là đoạn để dùng làm thân chổi. 
Đót là loại cây khiêm nhường, sống quần cư ven triền đồi, khe suối, bãi trống, dọc theo các tuyến đường mòn. Vùng đất Sa Thầy trước đây cây Đót mọc bạt ngàn nơi nào cũng có. Nhưng nay chúng đã nhường chỗ cho cao su, cà phê, bời lời xanh ngút ngát. Chỉ còn những cánh rừng phòng hộ quanh dãy Chư Mom Ray cho cây Đót sinh tồn. Từ bao đời nay, bông Đót được sử dụng làm nguyên liệu để tạo nên các vật dụng như nệm, thảm, gối và đặc biệt là làm chổi quét. Cây chổi đót là vật dụng rất đỗi gần gũi, thân quen và không thể thiếu trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Vì vậy việc thu hái, thu mua, sản xuất các mặt hàng từ bông Đót đã tạo kế mưu sinh cho không ít người dân quanh vùng.

("Hoa Đót" ven rừng quốc gia Chư Mom Ray)


Việc tiêu thụ bông Đót khá thuận lợi, thường thì các chủ thu mua luôn đợi sẵn, lập bãi đón ngay bìa rừng hoặc đặt hàng đối với những người quen trong làng. Với giá thu mua của người dân từ 3700 đến 4300 đồng một ki lô gam Đót tươi. Sau đó họ phơi khô, cuộn thành từng bó có chu vi một mét, rồi bán buôn với giá từ 270 đến 290 nghìn đồng/bó. Ông Nguyễn Đức Khải cư trú tại thôn 3, thị trấn Sa Thầy là người đã có thâm niên hơn 10 năm thu mua Đót cho biết: "Nếu chịu khó thu mua tại bãi, đầu tư công phơi, phân loại và bó, mỗi mùa cũng có lời từ 22 đến 25 triệu đồng. Thời gian cũng ngắn thôi, chủ yếu chỉ làm trong tháng Chạp". Nói vậy nhưng cũng cực nhọc lắm, họ phải làm chòi canh cả ngày lẫn đêm, ăn, ngủ với Đót, phơi trở Đót liên tục cho khô đều và còn phải đề phòng trộm cắp nữa. Riêng đối với các chủ cơ sở thu mua để trực tiếp sản xuất chổi, họ thường chọn Đót loại một và giá cũng cao hơn các chủ thu mua bán buôn.
Nắng trưa ven rừng dẫu không gay gắt, nhưng theo nhóm người lấy Đót từ sáng đến giờ này cũng khiến chúng tôi thấy hụt hơi. Nhìn mỗi bó Đót dễ đến gần 40 ki lô gam, anh Chinh và mỗi người trong nhóm một bó trên vai, thoăn thoắt theo lối mòn trở về chỗ để xe máy. Trên gương mặt từng người dẫu lấm tấm mồ hôi, nhưng đôi mắt lại ngời sáng, ngập tràn niềm vui. Chúng tôi theo sau nghe phảng phất mùi bông Đót thơm nồng, phả hương trong nắng. Có mấy ai nghĩ rằng một loài hoa hoang dã, thầm lặng giữa núi rừng lại mang sứ mệnh vô cùng cao cả: Quét sạch mọi thứ rác rưởi. Hơn thế, nó còn giúp cho không ít người tìm được kế mưu sinh./.


 

Bài, ảnh TRẦN VĂN TIÊN  
Số lượt xem:3184
Bài viết liên quan:
Icon  LÀNG CHÀI VEN HỒ THỦY ĐIỆN PLEI KRÔNG
Icon  VỀ NƠI BẾN ĐỢI- LÀNG CHỜ
Icon  Bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc ở huyện Sa Thầy
Icon  PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở SA THẦY TIỀM NĂNG CÒN BỎ NGỎ
THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
THÔNG TIN CHUNG
HÌNH ẢNH
VIDEO
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Trang chủ        |      Đăng nhập      
TRANG THÔNG TIN ĐIỆU TỬ HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản : Văn phòng HĐND-UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
    Địa chỉ: Thôn 2 thị trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum; Điện thoại: 02603821103, Email: ubnd.st@kontum.gov.vn.
    Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Minh Thuận - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Sa Thầy.
    Bản quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phát triển: TNC