Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
ĐẤT VÀ NGƯỜI SA THẦY
LÀNG CHÀI VEN HỒ THỦY ĐIỆN PLEI KRÔNG
3/3/2017 12:00:00 AM     
Chúng tôi có dịp đến thăm khu làng Đăk Wớt Rốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy khi địa phương tổ chức lễ phát động phong trào thi đua Sa Thầy chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 . Nhìn từ xa khu tái định cư hiện lên như bức tranh đa sắc màu với những dãy nhà mái ngói đỏ tươi, điểm tô giữa màu xanh của đại ngàn cà phê, cao su, và những màu trắng sóng sánh của nước lòng hồ thủy điện Plei Krông thơ mộng.

Làng Đăk Wớt Rốp được thành lập năm 2013, đến nay toàn thôn có 79 hộ với 282 nhân khẩu. Những năm qua Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đường, điện, trường học, nhà ở, các công trình phụ trợ khác. Đến nay đời sống của bà con nơi đây đã ổn định và từng ngày phát triển. Từ các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ của nhà nước và sự nỗ lực của nhân dân, bà con trong thôn đã phát triển được hơn 30 héc ta cà phê, 3 héc ta bời lời và 2 héc ta cao su. Đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh. Điểm ấn tượng khi đến thăm làng Đăk Wớt Rốp đó là nhân dân trong làng đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, nghề đánh bắt, khai thác thủy sản tại lòng hồ thủy điện Plei Krông được phát triển mạnh. Người dân ở đây gọi làng với tên – Làng chài ven Hồ.

(Người dân chuẩn bị ghe thuyền đi đánh bắt cá)
 

Đang tất bật với tay lưới, tay chèo chuẩn bị cho một ngày đánh bắt mới, ông A Nuih, làng Đăk Wớt Rốp, xã Hơ Moong vui mừng cho biết: Gia đình tôi có truyền thống đánh bắt cá từ lâu đời trên dòng sông Pô Kô nên việc khai thác đánh bắt cá đã trở thành nghề thu nhập chính của gia đình. Trước đây dụng cụ đánh bắt còn thô sơ, nhưng từ khi được nhà nước quan tâm hỗ trợ gia đình đã nâng cấp thuyền ghe, lưới đánh bắt; vì vậy không chỉ giải phóng được sức lao động mà còn nâng cao được hiệu quả khai thác. Những ngày thời tiết thuận lợi và mùa khai thác tập trung gia đình thu nhập từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng, còn thời tiết không thuận lợi, thì thu nhập khoảng 150.000 đồng. 
Theo các hộ dân trên địa bàn cho biết: Lòng hồ thủy điện Plei Krông có một lượng thủy hải sản tương đối đa dạng và phong phú, đặc sản nhất là cá chép, cá bống tai tượng, cá thác lác, cá rô phi, cá diếc, cá trắm, tôm tép …..Mỗi mùa đều cho những loại đặc sản riêng, trong đó mùa cao điểm cho khai thác lớn nhất là từ tháng Tư đến tháng Tám trong năm. Lúc này bắt đầu vào giai đoạn nước lòng hồ xuống thấp nên việc đánh bắt dễ dàng và thuận tiện hơn. Thời gian đánh bắt từ lúc 15 giờ chiều, bà con thả lưới đến 19 giờ tối thì về nhà nghỉ ngơi, đến khoảng 3, 4 giờ sáng hôm sau những chiếc thuyền với ngọn đèn sáng lấp lánh lại vượt sóng ra khơi để thu hoạch thành quả.

(Những mẽ cá tươi ngon cập bến được các thương lái thu mua)
 

Theo ông Mai Nhữ Nam, Phó chủ tịch UBND xã Hơ Moong cho biết: Lòng hồ thủy điện Plei Krông có diện tích khoảng 500 héc ta mặt nước. Hàng năm cung cấp lượng lớn thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nghề đánh bắt, khai thác cá trên địa bàn. Để phát huy tiềm năng, lợi thế này, đồng thời giải quyết được bài toán thiếu đất sản xuất cho người dân, trong những năm qua xã có nhiều giải pháp khuyến khích người dân phát triển ngành nghề khai thác thủy sản. Địa phương xác định đây là một trong những ngành nghề chủ lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trước mắt, cần tận dụng tối đa các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước để hỗ trợ nhân dân cải tiến nông cụ đánh bắt thủy sản. Đồng thời, địa phương hướng dẫn hộ dân có nhu cầu vay vốn để thúc đẩy ngành khai thác thủy sản tại lòng hồ. Đến nay 100% số hộ đánh bắt khai thác tại lòng hồ đều sử dụng xuồng máy. Hàng năm sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên ước đạt 70 tấn, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương. Toàn xã hiện có trên 100 hộ tham gia khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên mặt hồ thủy điện Plei Krông, trong đó riêng làng chài Đăk Wớt Rốp có 75 hộ tham gia đánh bắt:
Với nhu cầu sử dụng thực phẩm tự nhiên ngày càng tăng, nên việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm sau khai thác tương đối thuận lợi. Bà con làng chài cho biết: Mặc dù thuyền đánh bắt cá chưa về nhưng các tiểu thương từ nơi khác đã tấp nập đứng ven bờ từ khi trời còn chạng vạng, cảnh mua bán diễn ra khẩn trương, và thuận lợi. 
Đi đôi với việc phát triển ngành nghề đánh bắt thủy sản tự nhiên, xã chủ động tham mưu với các ngành chuyên môn đầu tư, hỗ trợ, xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên diện tích mặt nước lòng hồ. Không chỉ vậy, địa phương đặc biệt quan tâm đến cách thức khai thác thủy sản trên địa bàn, nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng xung điện hoặc các thiết bị nguy hại đến môi trường. Bên cạnh đó vấn đề đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia khai thác thủy sản trên lòng hồ được địa phương chú trọng. Hàng năm từ nguồn thu trên đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống người dân; góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. 
Có thể nói, nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đến nay cuộc sống của bà con nơi đây đã ổn định. Làng tái định cư đã từng bước thay da đổi thịt, khẳng định những chính sách đúng đắn của Nhà nước ta, bà con một lòng tin Đảng, theo Đảng, tích cực thi đua phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng. Đến nay làng Đăk Wớt Rốp nói chung, xã Hơ Moong nói riêng đã và đang từng bước phát triển, diện mạo khu tái định cư đã thay đổi đáng kể.

  

Bài: Trang Nhung  
Số lượt xem:5980
Bài viết liên quan:
Icon  Bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc ở huyện Sa Thầy
Icon  PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở SA THẦY TIỀM NĂNG CÒN BỎ NGỎ
THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
THÔNG TIN CHUNG
HÌNH ẢNH
VIDEO
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Trang chủ        |      Đăng nhập      
TRANG THÔNG TIN ĐIỆU TỬ HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản : Văn phòng HĐND-UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
    Địa chỉ: Thôn 2 thị trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum; Điện thoại: 02603821103, Email: ubnd.st@kontum.gov.vn.
    Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Minh Thuận - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Sa Thầy.
    Bản quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phát triển: TNC