Thứ 7, ngày 5 tháng 4 năm 2025
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
THÔNG TIN VĂN HÓA - XÃ HỘI
Tọa đàm khoa học các giá trị văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người Rơ - Măm
4/2/2025 12:00:00 AM     
Ngày 02/04/2025, Viện Dân tộc học và Tôn giáo học và Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy cùng sự tài trợ của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) đã cùng phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: "Các giá trị văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người Rơ-măm và chính sách bảo tồn, phát huy gắn với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện Sa Thầy". Tọa đàm đã thu hút được sự tham gia của 30 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBND huyện Sa Thầy, đại diện UBND xã Mo Rai, đại diện người Rơ-măm ở Làng Le và các nhà nghiên cứu, đào tạo về Dân tộc học/Nhân học và các ngành khoa học xã hội.
Tọa đàm khoa học các giá trị văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người Rơ - Măm

Rơ-Măm là tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, một trong 5 tộc người có dân số dưới 1.000 người ở Việt Nam. Người Rơ-măm hiện đang cư trú tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy và có những giá trị văn hóa dân gian phong phú, đặc biệt là hệ thống tín ngưỡng, phong tục lễ hội mang đậm chất tự nhiên và nhân văn, khiến con người không chỉ gần gũi và hòa đồng với thiên nhiên, mà hòa đồng giữa con người với nhau thành một cộng đồng gắn kết bền chắc. Là dân tộc thiểu số có dân số rất ít, người Rơ-măm, làng Le được thụ hưởng nhiều chính sách đặc thù xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa của Đảng và Nhà nước. Tác động của các yếu tố bên ngoài, của các tộc người cận cư và của chính sách dân tộc cũng như của đổi mới hơn ba thập niên qua đã làm thay đổi đời sống mọi mặt nói chung và đời sống văn hóa nói riêng của người Rơ-măm.

Sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa của người Rơ-măm với các tộc người tại chỗ như Gia-rai, với các tộc người di cư từ miền Bắc vào càng mở rộng và trở nên mạnh mẽ. Sự đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới văn hóa ở tộc người Rơ-măm. Đó là sự đan xen giữa cái mới và cái cũ. Xuất hiện xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống ở một bộ phận nghệ nhân, già làng. Xu hướng này xuất phát từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các dự án nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người. Bên cạnh đó, một số cá nhân trong cộng đồng Rơ-măm vẫn có đam mê với những giá trị văn hóa truyền thống, tuy nhiên nội lực vật chất còn yếu nên chưa đủ sức lan tỏa mạnh ra cộng đồng.

Với chủ đề "Các giá trị văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người Rơ-măm và chính sách bảo tồn, phát huy gắn với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện Sa Thầy", Ban tổ chức đã xây dựng chương trình tọa đàm gồm 01  phiên làm việc, 03 tham luận được trình bày:

+ 01 báo cáo của Phòng Dân tộc và Tôn giáo: “Một số kết quả đạt được và hạn chế từ việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở người Rơ-măm”.

+ 01 báo cáo của Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin:“Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ-măm trên địa bàn huyện từ năm 2020 đến nay”.

+ 01 báo cáo của đồn biên phòng Mo Rai: “Những kết quả đạt được từ một số hoạt động hỗ trợ, giao lưu văn hóa của đồn biên phòng với bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Mo Rai, huyện Sa Thầy”.

Xuyên suốt phiên làm việc, tọa đàm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu, là diễn đàn thảo luận và trao đổi bổ ích cho các báo cáo viên, các nhà khoa học và các nhà quản lý. Các báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu tại tọa đàm tập trung vào nhận diện những giá trị văn hóa của dân tộc Rơ-măm trong truyền thống và biến đổi hiện nay, đánh giá kết quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở tộc người này, từ đó gợi mở một số giải pháp tiếp theo.

Phát biểu bế mạc tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Tám – Chủ trì tọa đàm đã gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Dân tộc học và tôn giáo học, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup và các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các phòng ban huyện Sa Thầy đã ủng hộ, hỗ trợ, đồng hành cùng Đoàn công tác trong suốt quá trình tổ chức tọa đàm. TS. Nguyễn Thị Tám mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học về chủ đề tọa đàm để có thể hoàn thiện những ý tưởng nghiên cứu phù hợp và có ý nghĩa trong tương lai.

 

Mạnh Hùng - TTVH  
Số lượt xem:187
Bài viết liên quan:
Icon  TOÀN VĂN LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025 CỦA ĐỒNG CHÍ: DƯƠNG QUANG PHỤC, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN SA THẦY
Icon  SA THẦY: BẮN PHÁO HOA CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2025
Icon  Đại hội đại biểu Hội khuyến học lần thứ V nhiệm kỳ 2023 – 2028
Icon  Huyện Sa Thầy chung tay ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do Bão số 3 gây ra
Icon  Thăm tặng quà các gia đình chính sách, người có công nhân dịp 27/7
Icon  Hơn 120 phi công tham gia giải dù lượn "Khám phá đại ngàn Sa Thầy - 2024"
Icon  Tuổi trẻ học đường Kon Tum Khát vọng - vươn lên và hội nhập
Icon  GIẢI DÙ LƯỢN TỈNH KON TUM (MỞ RỘNG) “KHÁM PHÁ ĐẠI NGÀN- SA THẦY 2024”
Icon  Toàn văn bài phát biểu Chúc mừng của đồng chí Dương Quang Phục - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, tại đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Icon  Sa Thầy tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 3 và tôn vinh những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2023
THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
THÔNG TIN CHUNG
HÌNH ẢNH
VIDEO
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Trang chủ        |      Đăng nhập      
TRANG THÔNG TIN ĐIỆU TỬ HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản : Văn phòng HĐND-UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
    Địa chỉ: Thôn 2 thị trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum; Điện thoại: 02603821103, Email: ubnd.st@kontum.gov.vn.
    Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Minh Thuận - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Sa Thầy.
    Bản quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phát triển: TNC