Thứ 5, ngày 25 tháng 4 năm 2024
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
Hinh Anh
ĐẤT VÀ NGƯỜI SA THẦY
CHARLIE - MỘT THỜI HOA LỬA
5/8/2018 12:00:00 AM     
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã qua, vùng đất Sa Thầy (trước đây gọi là 67) là địa bàn chiến lược trọng yếu. Với địa hình hiểm trở, có các dãy núi cao án ngữ, rất thuận lợi cho việc đổ bộ, xây dựng căn cứ quân sự nhằm bảo vệ phía Tây Bắc thị xã Kon Tum. Trong đó Mỹ- Ngụy đã sớm chiếm giữ các điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Deta),… tạo thành tuyến phòng ngự ở phía Tây bờ sông Pô Cô.
CHARLIE - MỘT THỜI HOA LỬA
Gần nửa thế kỷ đã qua đi, nhưng hầu hết các điểm cao trên đỉnh Charlie cỏ cây vẫn chưa thể thể hồi sinh

Những thắng lợi to lớn của quân và dân Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia trong năm 1971 đã dẫn đến những thay đổi trong cục diện chiến tranh. Đặc biệt, sau thất bại ở Đường 9 - Nam Lào, buộc Mỹ- Ngụy phải co về phòng ngự trên chiến trường miền Nam.

Tây Nguyên được Mỹ- Ngụy đánh giá rất quan trọng về chiến lược, chúng cho rằng "muốn chiến thắng ở miền Nam thì phải kiểm soát bằng được vùng Cao nguyên Trung phần". Vì vậy địch tăng cường lực lượng lên giữ Kon Tum, điều thêm các sư đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược đến khu vực này.
Trên tuyến phòng ngự ở phía Tây bờ sông Pô- cô, Mỹ- Ngụy tăng cường lực lượng bộ binh, thiết giáp, pháo binh, không quân và trang bị nhiều vũ khí tối tân, hiện đại. Đồng thời xây dựng công sự vững chắc, xung quanh có hệ thống vật cản dày đặc với nhiều lớp rào dây thép gai, bố trí mìn chống tăng, chống bộ binh, mìn Clây-mo, các khẩu đội pháo. Đặc biệt là sự xuất hiện của Lữ đoàn dù II và III thiện chiến, thuộc Quân lực Việt Nam cộng hòa tại các điểm cao 1314, 1015, 1049, 1029,... trên dãy Charlie.

Về phía ta, thực hiện chủ trương chiến lược của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch Xuân - Hè 1972. Cùng với lực lượng và binh khí kỹ thuật tăng cường, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực Quân đoàn 2 và lực lượng dự bị Ngụy, giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh, sau đó giải phóng thị xã Kon Tum. Phát triển xuống Pleiku, mở rộng vùng căn cứ Tây Gia Lai và Đăk Lăk để hình thành một vùng căn cứ địa bàn hoàn chỉnh, nối liền với căn cứ địa miền Đông Nam Bộ.

Thực hiện quyết tâm "Tích cực tạo mọi điều kiện, tập trung bộ đội chủ lực và binh khí kỹ thuật mở chiến dịch tiến công Bắc Tây Nguyên", ta tập trung lực lượng chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên, tăng cường Sư đoàn 320A chủ lực của Bộ, Sư đoàn bộ binh 2 của Quân khu 5. Các đơn vị tăng cường đều đã trải qua chiến đấu, có một số kinh nghiệm trên chiến trường. Tham gia chiến dịch còn có lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Bắc Tây Nguyên. Các khu vực diệt địch chủ yếu của chiến dịch được dự kiến gồm: Dãy điểm cao bờ Tây sông Pô- cô, khu vực Đăk Tô - Tân Cảnh và thị xã Kon Tum.

Điểm cao Charlie -1015 là một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ dày đặc phía Tây bờ sông Pô-cô. Nơi đây được Tiểu đoàn Dù 11, thuộc lực lượng dự bị chiến lược của Ngụy quyền Sài gòn chốt giữ. Bố trí công sự dày đặc, nhiều tầng binh, hỏa lực mạnh, hình thành các cụm chốt vòm cung, hỗ trợ cho nhau, lại được pháo và máy bay chi viện ở mức độ cao.

Trận đánh tại điểm cao này bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 12- 4- 1972. Trung đoàn Bộ binh 64 thuộc Sư đoàn 320A của ta, do Trung tá Khuất Duy Tiến- Trung đoàn trưởng chỉ huy đã nổ súng tấn công. Ta tập trung hỏa lực dồn dập bắn vào Sở chỉ huy và công sự địch, quân Ngụy phản kích quyết liệt, thế trận giằng co. Liên tiếp các ngày sau đó ta bao vây, mở các đợt đột phá dũng mãnh, với quyết tâm tiêu diệt cao điểm này. Địch dùng máy bay oanh tạc dữ dội vào đội hình chiến đấu của ta, lực lượng phòng không đã chiến đấu mưu trí, dũng cảm, bắn rơi nhiều máy bay làm cho địch hoảng loạn. Sau 4 ngày vây ráp, địch thất thủ tháo chạy bị ta chặn các ngả đường truy kích. Đến 13 giờ ngày 15- 4- 1972, ta đã làm chủ hoàn toàn Điểm cao 1015. Diệt gọn Tiểu đoàn 11 Lữ đoàn dù III của địch, bắn rơi 20 máy bay các loại, thu 160 súng và nhiều phương tiện thông tin, quân trang, quân dụng.

Tại Điểm cao Deta- 1049 do Tiểu đoàn Dù số 2 (thuộc Lữ đoàn Dù II) Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Từ ngày 30- 3- 1972, Trung đoàn Bộ binh 52 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48), Tiểu đoàn 19 Đặc công thuộc Sư đoàn 320A, do Thiếu tá Hồ Hải Nam- Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 52 chỉ huy, cùng với quân và dân địa phương đã tiến hành vây lấn, siết chặt ép địch co cụm. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm không quản gian khổ hy sinh, ta đã đánh chiếm Sở chỉ huy địch, làm chủ cao điểm 1049 trong nhiều giờ, tiêu diệt phần lớn Tiểu đoàn Dù 2. Nhưng địch tăng cường chi viện từ các điểm cao lân cận, đồng thời dùng máy bay, phi pháo đánh phá dữ dội, nhiều lần phản kích chiếm lại trận địa. Trận đánh tại cao điểm này diễn ra giằng co và vô cùng khốc liệt. Có 12 máy bay các loại của địch đến chi viện bị ta bắn hạ. Đến ngày 21- 4- 1972, Tiểu đoàn Dù 2 bị tiêu hao phần lớn sinh lực, thất thủ tháo chạy. Trung đoàn Bộ binh 52 của ta đã làm chủ Điểm cao 1049.

Chiến thắng tại các Điểm cao 1015- 1049 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là những trận đánh then chốt, mở màn cho chiến dịch Xuân- Hè năm 1972 trên mặt trận Tây Nguyên. Phát huy truyền thống "Dũng cảm đánh hăng" cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 320A đã nêu gương chiến đấu anh dũng, kiên quyết tiêu diệt địch, xóa sổ các tiểu đoàn dù Ngụy. Hạ uy thế lực lượng dự bị chiến lược cưng của Ngụy quyền Sài Gòn. Phá vỡ tuyến phòng thủ phía Tây sông Pô- cô của địch, đánh bại âm mưu ngăn chặn của chúng, góp phần quan trọng tạo thế phát triển cho toàn chiến dịch. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị bạn tiến công giải phóng Đắc Tô- Tân Cảnh.

Trong các trận đánh tại điểm cao 1015- 1049, với ý chí quyết tâm và tinh thần chiến đấu gan dạ, không sợ hy sinh, nhiều cán bộ, chiến sỹ của ta đã anh dũng hy sinh, “Áo bào” nhuộm đỏ thêm trên chặng đường trường chinh giải phóng đất nước.

Để tưởng nhớ và ghi công những đồng đội, những người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu, hy sinh tại các điểm cao này, Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng bằng, Sư đoàn 320 đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng bia Chiến tích. Lễ Khánh thành được tổ chức trang trọng, thành kính vào ngày 12- 5- 2018 ngay dưới chân dãy Charlie một thời hoa lửa. Các thế hệ người Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ công ơn của những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Để chúng ta có được một đất nước hoà bình, độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay./.
 

Bài, ảnh TRẦN VĂN TIÊN  
Số lượt xem:7456
Bài viết liên quan:
Icon  KIỀU XUÂN ĐẠT- CHÚ SÓC NHỎ TRÊN ĐƯỜNG ĐUA TỐC ĐỘ
Icon  SA THẦY TRƯỚC THỀM XUÂN MẬU TUẤT
Icon  LÀNG CHÀI VEN HỒ THỦY ĐIỆN PLEI KRÔNG
Icon  Chư Mom Ray- Mùa Đót trổ bông
Icon  VỀ NƠI BẾN ĐỢI- LÀNG CHỜ
Icon  Bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc ở huyện Sa Thầy
Icon  PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở SA THẦY TIỀM NĂNG CÒN BỎ NGỎ
THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
THÔNG TIN CHUNG
HÌNH ẢNH
VIDEO
Hinh Anh
Hinh Anh
Trang chủ        |      Đăng nhập      
TRANG THÔNG TIN ĐIỆU TỬ HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản : Văn phòng HĐND-UBND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
    Địa chỉ: Thôn 2 thị trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum; Điện thoại: 02603821103, Email: ubnd.st@kontum.gov.vn.
    Chịu trách nhiệm chính: Ông Phan Văn Chiểu - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Sa Thầy.
    Bản quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phát triển: TNC